Blog

Sơn kẻ vạch là gì? Quy trình thi công sơn kẻ vạch chuẩn

Thông thường khi nhắc đến sơn kẻ vạch, chúng ta thường chỉ nghĩ đến sơn giao thông thường thấy nhất. Nhưng thực ra, loại sơn này được dùng trong rất nhiều khu vực khác nhau. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về sơn kẻ vạch và quy trình thi công kẻ vạch đúng kỹ thuật nhé.

Sơn kẻ vạch là gì? Có gì khác với sơn thường?

Kẻ vạch không phải là dùng sơn để vẽ thành vạch thôi sao? Vì sao không dùng sơn thường mà phải phát minh ra một loại sơn kẻ vạch cho thêm phần phức tạp vậy?

Bởi vì đặc tính, những địa điểm kẻ vạch thường sẽ bị va quẹt và ma sát thường xuyên. Nếu dùng sơn thường thì chỉ một thời gian ngắn bạn sẽ chẳng còn thấy vạch đâu nữa. Sơn kẻ vạch thì khác. Đây là loại sơn chuyên dụng có độ bám   dính cao để phủ lên những bề mặt nhất định. Khác với sơn thông thường, sơn vẽ vạch có khả năng chịu axit cao hơn, chống trượt tốt, ít bị mài mòn.

sơn kẻ vạch là gì

Sơn kẻ vạch được ứng dụng ở đâu?

Sơn kẻ vạch được dùng khá đa dạng, chúng ta có thể chia làm 2 loại trong nhà và ngoài trời. Thông thường, các khu vực sàn trong nhà sẽ dùng sơn epoxy và khu vực ngoài trời dùng sơn dẻo nhiệt. Phản quang sẽ được dùng cho những vị trí cần thiết hoặc thiếu sáng. Kích thước vạch kẻ thường rộng khoảng 10cm hoặc line bên ngoài 12cm và line bên trong 8cm.

1/ Sơn kẻ vạch trong nhà

Đối với kẻ vạch trong nhà, thường sẽ dùng Epoxy (có phản quang hoặc không) để thi công trên các loại bề mặt sàn bê tông. Các ứng dụng cụ thể là hệ thống sơn kẻ vạch đường nội bộ như:

  • Nhà máy, xưởng sản xuất: Kẻ vạch phân chia vị trí của máy móc, công cụ, đường đi cho xe chở hàng, lối đi cho công nhân…
  • Sơn kẻ vạch tầng hầm, trung tâm thương mại, bãi gửi xe, nhà xe trong nhà: Chỉ hướng đi cho xe, sơn kẻ vạch bãi đỗ xe

Phản quang tầng hầm

2/ Sơn kẻ vạch ngoài trời

Dùng cho các công trình ngoài trời, chủ yếu là:

  • Các đường báo chỉ dẫn giao thông, vạch kẻ làn đường bộ, đường băng sân bay
  • Các mặt sân thi đấu thể thao ngoài trời như sân bóng đá, sân cầu lông, sân tennis…

sơn kẻ vạch ngoài trời

Các loại sơn kẻ vạch thông dụng

Thông thường các khu vực sàn trong nhà sẽ dùng sơn epoxy. Với khu vực ngoài trời thì các loại sơn kẻ đường thường sử dụng là 2 loại sơn nóng và sơn lạnh. Mỗi loại này lại có 2 dạng là phản quang và không phản quang.

  • Sơn nóng: Hay còn gọi là sơn dẻo nhiệt, sơn giao thông nhiệt dẻo.
  • Sơn lạnh (sơn nguội): Loại sơn vạch kẻ đường 1 thành gồm sơn hệ nước (sơn giao thông gốc nước) và sơn hệ dung môi (sơn giao thông gốc dầu). Kẻ vạch giao thông hiện nay hầu hết là dòng sơn phản quang hệ dung môi.

Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các loại sơn dưới đây:

1/ Sơn Epoxy

Sơn epoxy là loại sơn 2 thành phần. Sơn epoxy có tuổi thọ cao hơn sơn bình thường. Nó cung cấp khả năng chống va đập và mài mòn rất tốt. Điều này khiến cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng để sử dụng trên nền bê tông. Mặc dù bề mặt bê tông phải được chuẩn bị trước khi thi công epoxy.

Có nhiều sản phẩm sơn Epoxy. Với Epoxy nội thất, có thể dùng để kẻ vạch trong nhà máy, kho xưởng. Nếu dùng loại sơn epoxy để sơn kẻ vạch ngoài trời thì cần yêu cầu thiết bị cụ thể và chuyên dụng để thi công. Loại này có thể chống được tia cực tím, chống phai màu.

Ưu điểm:

  • Bền màu, tuổi thọ cao
  • Chống thấm, không bám bụi, dễ vệ sinh
  • Chịu ma sát, chống mài mòn, độ bám dính chắc chắn khiến phương tiện và công nhân di chuyển trơn tru
  • Chịu lực tốt lên đến 5 tấn, bảo đảm xe tải và hàng hóa di chuyển mà không trầy xước
  • Màu sắc đa dạng, có thể dùng trong trang trí
  • Giá thành thi công sơn epoxy rẻ
  • Thời gian thi công sơn sàn epoxy kẻ vạch nhanh chóng, chỉ khoảng 7 – 12 giờ là đã có thể đưa vào sử dụng.

Nhược điểm:

  • Tương đối khó thi công, cần thợ có tay nghề thi công cao để đảm bảo thẩm mỹ.

sơn lót Epoxy

2/ Sơn nóng (Sơn giao thông nhiệt dẻo)

Sơn dẻo nhiệt là loại sơn vạch kẻ đường có chứa chất kết dính như nhựa nhiệt dẻo như hydrocarbon C5, hydrocarbon C9, maleic, petroresin… Sơn dẻo nhiệt phản quang thì có thêm các hạt bi thuỷ tinh phản quang được trộn sẵn theo tỉ lệ.

Khi sử dụng sơn nhiệt dẻo phải gia nhiệt đến một mức độ vừa đủ. Sử dụng cho vạch kẻ đường có độ dày khoảng 1,5 – 2mm, có độ phản quang hoặc không có độ phản quang.

Ưu điểm:

  • Khả năng chống trơn trượt tốt. Không xảy ra ảnh hưởng bởi các tác động xấu của thời tiết
  • Màng sơn có độ bền cao, khả năng chịu tải lớn
  • Chịu nhiệt tốt, độ bám dính cao, dễ dàng trong tiến trình thi công
  • Giá sơn kẻ đường phải chăng.

sơn giao thông nhiệt dẻo

3/ Sơn gốc nước (Water-based paints)

Sơn gốc nước được sử dụng để đánh dấu đường có độ bền thấp và chống trơn trượt. Sơn gốc nước rất lý tưởng cho đường băng sân bay và đường đua, những nơi không được có mảnh vụn vật thể lạ trên bề mặt.

Ưu điểm:

  • Như những loại sơn gốc nước khác, loại sơn này có màu sắc đa dạng làm cho nó trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời cho bãi đỗ xe, cảng vận chuyển, bề mặt lát khối, nhà kho và bãi vận tải…
  • Cũng vì là sơn gốc nước nên sơn thân thiện với môi trường hơn các lựa chọn khác
  • Hàm lượng VOC thấp nên an toàn cho người dùng
  • Độ bám dính cao, chống chảy sơn, chống thấm.

Nhược điểm: Sơn khó bay hơi trong điều kiện thời tiết ẩm ướt.

sơn kẻ vạch gốc nước

4/ Sơn hệ dung môi (Solvent-based paints)

Sơn có độ bền rất tốt, được sử dụng để kẻ vạch cho đường băng, xa lộ cao tốc, cầu cảng, dải phân cách, con lươn, bãi đậu sân bay, bãi đỗ xe, nhà xưởng, nhà thi đấu, sân thể thao… Ưu điểm chính của loại sơn này là có thể sử dụng trong thời tiết lạnh mà không gặp vấn đề gì. Trong khi đó, sơn gốc nước sẽ bị hỏng ở nhiệt độ lạnh. Đây cũng là loại sơn vạch kẻ đường giao thông dễ thi công.

Ưu điểm:

  • Chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt
  • Sử dụng linh hoạt
  • Chi phí thấp

Nhược điểm:

Do tính chất về thành phần nên sơn gốc dầu không thân thiện với môi trường. Trên thế giới, có nhiều nơi cấm sơn gốc dung môi vì những lo ngại về môi trường.

sơn kẻ vạch dung môi

Quy trình Thi công sơn kẻ vạch

– Bước 1: Chuẩn bị bề mặt bê tông

Loại bỏ các vết bẩn, xi măng bám trên bề mặt nền. Nếu có dính bẩn dầu mỡ phải xử lý ngay. Nếu bề mặt bị lồi lõm, dùng matic có tác dụng làm phẳng bề mặt, che đi khuyết điểm, giúp bề mặt phẳng trước khi thi công sơn vạch kẻ.

– Bước 2: Pha sơn

Tiến hành pha sơn với dung môi chuyên dụng. Tốt nhất là bạn hãy dùng theo đúng hướng dẫn của sản xuất sơn. Thông thường tỉ lệ pha sơn dao động từ 5 – 10% tùy theo khối lượng sơn.

– Bước 3: Xác định khu vực cần thi công

Dán băng dính chuyên dùng để định vị các khu vực sơn. Băng dính sẽ giúp đường line được thẳng và sắc nét

– Bước 4: Quét sơn lót

Tiến hành sơn lót trong khu vực đã dán băng định vị. Có thể sơn 1 đến 2 lớp lót. Thời gian cách mỗi lớp sơn nên từ 4 -6 tiếng. Lớp lót càng dày thì màu sắc càng rõ nét. Đợi khô hoàn toàn mới tiến hành bước tiếp theo.

– Bước 5: Tiến hành sơn vạch kẻ

Tiến hành thi công 2-3 lớp sơn vạch kẻ đường. Đợi sơn khô thì gỡ băng dính, kiểm tra các đường kẻ vạch lần cuối.

 

Tin tức liên quan

Tìm hiểu Quy trình sơn tàu biển chuẩn cho mọi loại tàu

Top 7 dụng cụ ốp lát gạch chuyên dụng

Top 9 dụng cụ nghề thợ xây nhất định phải có