Blog

Sơn ngoại thất là gì? Xu hướng bảng màu ngoại thất 2022

Sơn ngoại thất là lớp áo ngoài cùng giúp bảo vệ ngôi nhà và chứng minh cá tính cùng phong cách của chủ nhân, cũng là thứ đầu tiên đập vào mắt khi nhìn vào một kiến trúc. Do đó mà sơn ngoại thất được sử dụng rất nhiều và được quan tâm hàng đầu. Vậy sơn ngoại thất có những loại nào và làm sao để chọn sơn tốt và đúng với nhu cầu nhất? Hãy tìm hiểu bài viết sau của KINGSON PAINT nhé.

Sơn ngoại thất là gì

Sơn ngoại thất là gì? Phân loại sơn ngoại thất

Đúng như tên gọi, sơn ngoại thất là loại sơn dùng cho bên ngoài công trình kiến trúc. Đặc điểm chung của loại sơn này là phải có khả năng chống chọi được với các điều kiện thời tiết bên ngoài như nắng, mưa, mài mòn, chênh lệch nhiệt độ… Vậy sơn ngoại thất có những loại nào?

Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, hiện tại chúng ta đã có rất nhiều loại sơn ngoài trời với các thành phần khác nhau, đáp ứng từng nhu cầu của đời sống. Để dễ phân biệt, chúng ta có thể phân loại như sau:

1/ Phân loại Sơn ngoại thất theo gốc

– Sơn ngoại thất gốc nước: Loại sơn này nhanh khô, ít mùi và an toàn cho sức khỏe. Có thể làm sạch bằng nước.

– Sơn ngoại thất gốc dầu: Giúp tường có độ bền cao hơn, chống bám dính bụi. Muốn làm sạch loại này phải dùng chất tẩy rửa.

2/ Phân loại Sơn ngoại thất theo độ bóng

Độ bóng là độ phản xạ ánh sách của bề mặt sau khi được phủ sơn khi tiếp xúc với ánh sáng. Độ bóng của sơn được tính theo phần trăm. Tỉ lệ phần trăm càng thấp thì độ bóng càng ít và ngược lại:

độ bóng của sơn

– Sơn phẳng/mờ (Flat 1% – 9%):

Sơn phẳng mờ khá xốp, dễ bị phai màu và nấm mốc nên thường không dùng để sơn ngoài trời. Nhưng sự không sáng bóng của sơn phẳng lại là một lựa chọn tuyệt vời để che đi những khuyết điểm trên những ngôi nhà cũ. Nếu nhà của bạn có vách sơn gỗ ngoài trời cũ hoặc cần che đi những khuyết điểm của vách ngoài, thì dùng sơn phẳng có thể là một lựa chọn tốt.

– Sơn bóng mờ (Eggshell 10% – 25%):

Đúng như tên gọi, nó có thể phản chiếu ánh sáng tương tự như vỏ trứng, tốt hơn sơn mờ, chịu chùi rửa tốt hơn. Loại này cũng có thể dùng để sơn ngoại thất, nhưng cũng không phải là một lựa chọn tốt.

– Sơn bóng nhẹ (satin 26% – 40%):

Đã có thể dùng để sơn ngoại thất. Sơn bóng nhẹ có độ bóng đẹp và lý tưởng, có tính co giãn, độ bền cao, chống bong tróc và nấm mốc. Loại này có thể dùng tại nhiều bị trí khác nhau như mái hiên, khung cửa, bệ cửa sổ… Nhưng phải lưu ý là sơn satin có độ bóng nhẹ nên sẽ làm nổi lên các khuyết điểm như vết lõm, nứt và đường gờ trong các chi tiết trang trí và vách gỗ cũ.

– Sơn bán bóng (Semi-gloss 41% – 69%):

Mang lại độ bóng rõ rệt cho ngoại thất. Rất lý tưởng cho các bề mặt cần phải lau chùi thường xuyên. Sơn bán bóng cũng có thể chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt và độ ẩm cao. Mặc dù sơn bán bóng có thể khiến các chi tiết trang trí bóng loáng đẹp mắt, nhưng nó khó mà che đi các vết nứt, sứt mẻ và các khuyết điểm khác trên bề mặt.

– Sơn bóng (Gloss 70% – 89%) và Sơn siêu bóng (High gloss > 90%):

Gọi chung là sơn có độ bóng cao. Lớp sơn có độ bóng cao mang lại độ bền cực cao, khả năng giảm độ bám bẩn và chùi rửa cực dễ dàng. Hơn nữa, độ bóng cao đặc trưng càng tăng thêm vẻ đẹp phong phú cho màu sơn. Cho dù là sơn cùng một màu, độ bóng cao sẽ làm tăng độ đậm và độ sáng hơn so với sơn mờ.

Ưu điểm rất nhiều nên có rất nhiều bạn muốn sơn toàn bộ ngôi nhà bằng sơn bóng cao. Tuy nhiên, chúng tôi lời khuyên của chúng tôi là không nên. Làm như vậy không chỉ khiến nhà của bạn nhìn rất “giả” mà còn khiến các khuyết điểm lồ lộ ra ngoài. Cách dùng tốt nhất là sử dụng loại sơn này để làm nổi bật các chi tiết kiến ​​trúc, vật trang trí, cửa chớp, cửa trước, lan can kim loại đen, khung cửa sổ và những thứ bạn thường xuyên chạm vào.

> Xem thêm: Sơn nội thất là gì? Bảng màu sơn nội thất hiện đại 2022

Những lưu ý để chọn sơn ngoại thất đẹp

Ngoài những tiêu chí về thành phần sơn và độ bóng đã nói ở trên, khi lựa chọn sơn ngoại thất cho ngôi nhà của mình, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

1. Độ bền màu

Một trong những mục đích chính của sơn ngoại thất là phải đẹp, thể hiện được cá tính và linh hồn chủ nhân căn nhà. Do đó mà 2 yếu tố đầu tiên khi chọn sơn là màu sắc và độ bền màu. Không ai muốn cứ cách một thời gian lại phải hì hục lôi dụng cụ hay nhờ thợ đến để sơn sửa lại nhà. Do đó, sơn càng bền thì gia chủ càng đỡ phải tốn thời gian, công sức và tiền bạc để duy tu nhà.

2. Chống nấm mốc & Chống thấm hiệu quả

Thời tiết của nước ta mưa nhiều và độ ẩm cao. Sử dụng các loại sơn có thể chống thấm tường ngoài trời có độ phủ cao và có khả năng chống nấm mốc tốt như sơn lót chống kiềm ngoại thất hay sơn chống thấm ngoài trời là một tiêu chuẩn quan trọng.

Tác dụng của sơn lót kháng kiềm

3. Che phủ vết nứt

Những vết nứt, lỗ nhỏ… sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan của kiến trúc. Hãy chọn sơn có độ co giãn cao để giải quyết những khuyết điểm này.

5. Chống nắng hiệu quả

Đặc trưng của tường ngoại thất là trực tiếp đối diện với ánh nắng mặt trời. Thêm nữa, tường bê tông lại cực hấp thu nhiệt. Do đó mà các loại sơn cao cấp có thể chống tia UV, cách nhiệt… rất được ưa chuộng.

6. Không chứa chất độc hại

Ở Việt Nam hiện tại vẫn chưa chú trọng đến vấn đề chất độc hại trong sơn, vì không có ảnh hưởng rõ ràng trong đời sống hàng ngày. Nhưng trên thực tế, khi tiếp xúc với lửa hoặc xảy ra hỏa hoạn, những loại sơn chứa nhiều chất độc hại sẽ tản ra khí gây ngợp rất nguy hiểm. Ngôi nhà là nơi đi về của mỗi người, nếu có thể thì bạn nên chọn loại sơn có ít chất độc hại nhất có thể.

Gợi ý bảng màu sơn ngoại thất cao cấp 2022 siêu xịn

 

 

Tin tức liên quan

Quy Trình Sơn Tàu Biển: Bảo Vệ Và Kéo Dài Tuổi Thọ

Các dụng cụ ốp lát gạch chuyên dụng

Dụng Cụ Nghề Thợ Xây: Sự Hỗ Trợ Đắc Lực Cho Công Trình Hoàn Hảo