Blog

Cách sơn cửa gỗ cũ đúng chuẩn

Sơn lại cửa gỗ cũ là cách đơn giản nhất để bạn làm mới lại đồ dùng bằng gỗ trong gia đình. Bạn có thể thuê dịch vụ bên ngoài nhưng giá sơn lại cửa gỗ cũ nhiều khi sẽ là trở ngại lớn. Dưới đây là cách sơn cửa gỗ cũ đúng chuẩn mà bạn có thể tham khảo để tự tay sơn sửa lại mà không phải tốn nhiều chi phí.

Sơn cửa gỗ cũ để làm gì?

Cửa gỗ bất kể là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp thì đều có giá khá cao. Ngay cả khi cửa gỗ cũ thì giá trị của chúng vẫn được khẳng định. Cửa gỗ làm ngôi nhà trở nên độc đáo, gần gũi với thiên nhiên.

Cũng bởi vậy mà xu hướng sơn giả gỗ lên bê tông hay kim loại trở nên thịnh hành cũng bởi những người trót si mê nét mộc mạc vân gỗ.

Chính vì vậy mà người ta phải dùng nhiều biện pháp như sơn bề mặt để bảo vệ đồ gỗ. Đặc biệt là sơn cửa gỗ cũ, thứ chiếm lấy mặt tiền của căn nhà, cũng là một phần quan trọng trong phong thủy nhà ở.

Nếu hoen rỉ là mối đe dọa với cửa sắt thì mối mọt, nấm móc, rêu xanh luôn là những vấn đề đáng ngại trong việc sử dụng cửa gỗ. Phủ sơn lên bề mặt cửa gỗ sẽ giúp cửa kéo dài tuổi thọ, đồng thời gia tăng khả năng chống chịu lực. Sau một thời gian, lớp sơn cũ phai màu, cũng là lúc chúng ta sơn lại cửa gỗ cũ.

Ngoài ra, khi bạn chuyển nhà, hay muốn sơn lại cửa gỗ cũ cho phù hợp với nội thất hoặc sở thích thì cũng có thể sơn lại cửa. Nên lựa chọn loại sơn có chất lượng cao để bộ cửa của bạn được bảo quản tốt nhất.

vì sao cần sơn cửa gỗ cũ

Sơn lại cửa gỗ cũ nên dùng sơn gì?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sơn dùng cho ác loại chất liệu và mục đích khác nhau. Với sơn cửa gỗ, chúng ta có 2 lựa chọn phổ biến là sơn dầu và sơn PU. Các loại sơn cửa gỗ này đều có ưu khuyết và giá thành khác nhau. Bạn hãy lựa chọn theo nhu cầu của mình nhé.

1/ Sơn pu cho cửa gỗ cũ

Sơn PU thực ra không phải là tên của 1 loại sơn riêng biệt nào đó. Nó là cách pha để tạo ra loại sơn phủ cho bề mặt gỗ. Sơn PU giúp bề mặt gỗ bóng, đẹp mà không bị mất đi đường vân gỗ tự nhiên. Các dòng sơn PU được dùng:

1/ Sơn PU màu trắng 5/ Sơn PU dòng 1K
2/ Sơn PU mờ và sơn PU bóng 6/ Sơn PU Epoxy
3/ Sơn PU gốc nước 7/ Sơn PU 2 thành phần
4/ Sơn PU ngoài trời 8/ Sơn PU NC MOD

– Ưu điểm:

  • Màu sắc bắt mắt
  • Độ bóng cao
  • Bám dính tốt, ít phai màu
  • Khả năng chống trầy xước tốt
  • Chống ẩm mốc và ố màu tốt

– Nhược điểm:

  • Độ bền không cao
  • Khó chống chịu được thời tiết ngoài trời. Có thể bạc màu nhanh dưới tác động của ngoại cảnh như nắng, gió, mưa, bão, độ ẩm cao…
  • Giá thành cao hơn sơn dầu
  • Quá trình thi công phức tạp.

>> Xem thêm: Sơn PU gỗ và Công thức 3 bước pha sơn PU gỗ đúng kỹ thuật

Sơn PU 1K

2/ Sơn dầu cho cửa gỗ cũ

Sơn dầu là loại sơn ra đời trước sơn PU, được ứng dụng cho nhiều loại vật liệu, trong đó có gỗ. Sơn dầu nhanh khô, độ bám dính cao, có độ bền cao, khả năng chống chịu cực tốt.

– Ưu điểm:

  • Có độ bền khá cao
  • Thích hợp cho cả gỗ và kim loại
  • Màu sắc đa dạng
  • Khả năng chống chịu tốt trong môi trường khắc nghiệt như mưa giõ bão, nắng, độ ẩm cao…
  • Khả năng chống nấm mốc, mối mọt tốt
  • Dễ dàng lau chùi vệ sinh
  • Chi phí tiết kiệm hơn sơn PU.

– Nhược điểm:

  • Độ bền không cao bằng sơn Pu
  • Màu sắc không tươi bằng sơn Pu.

>> Kết luận: Đối với cửa gỗ hay cửa sổ ngoài trời, bạn nên dùng sơn dầu để đạt được độ bền lâu nhất. Với cửa trong nhà hay các đồ nội thất gỗ thì có thể dùng sơn PU nếu coi trọng sự thẩm mỹ.

sơn dầu cho gỗ

Hướng dẫn cách sơn cửa gỗ cũ tại nhà

Tiếp theo, KINGSON PAINT sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước để tự sơn cửa gỗ. Lưu ý là những cửa gỗ đã quá cũ sẽ có nhiều mảng màu. Khi sơn sẽ lên màu đậm nhạt khác nhau. Bạn chỉ nên tự sơn nếu không quá quan tâm độ sáng tối của gỗ. Nếu không, bạn nên thuê thợ để tẩy gỗ thì mới có thể lên màu đẹp được.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ sơn cửa gỗ cũ

– Vải, bạt hoặc những thứ có thể ngăn sơn rớt trên nền nhà

– Khăn để lau sạch và vệ sinh trước và sau khi sơn

– Găng tay lao động, kính bảo hộ, khẩu trang

– Máy phun sơn hoặc Rulo nhỏ/cọ sơn

– Giấy nhám vải để đánh nhám bề mặt tạo độ bám cho lớp sơn mới. Bạn có thể mua giấy nhám số 100 và 240.

– Sơn lót và sơn pu/ sơn dầu tùy nhu cầu

Ngoài ra bạn nên mua thêm axeton ở các cửa hàng bán đồ kim khí để pha thêm vào sơn. Việc này sẽ giúp pha loãng sơn. Khi thi công sẽ dễ hơn, màng sơn cũng mịn đẹp hơn.

dụng cụ sơn cửa gỗ

Bước 2: Chà nhám và làm sạch cửa gỗ cũ

– Lưu ý trước khi xả nhám:

Nên tháo tay nắm, ổ khóa hay các ô kính ra, hoặc dùng băng keo bịt kín lại để không dính sơn.

Nếu bạn không muốn tháo kính khỏi cửa gỗ, có thể lấy nước rửa chén bôi vô kính trước rồi sơn, sau này cạo ra cũng được.

Nếu cửa gỗ cần sơn là cửa cũ, bạn cần tháo chân bản lề và hạ cửa xuống. Sau đó, tìm 2 chiếc ghế để đặt cửa và lót giấy báo bên dưới sơn không bị nhỏ xuống nền đất. Sơn trực tiếp mà không tháo cửa có thể gây ra các vết trầy xước hoặc chảy sơn gây mất thẩm mỹ.

– Tiến hành xả nhám:

Xả nhám rong rêu, đất cát, sơn cũ… bằng giấy nhám 100. Nếu nhà bạn có rất nhiều cửa thì dùng máy rung cửa gỗ để nhanh chóng hoàn thành bước này. Bước này rất quan trọng, bạn cần làm tỉ mỉ và làm mịn các mặt gỗ trước khi chuẩn bị sơn.

Sau khi chà nhám, bạn dùng giấy hoặc khăn để lau sạch các vết bụi bẩn, vụn gỗ, mạt sơn trên cửa. Tuyệt đốt không dùng nước vì nước sẽ ngấm vào gỗ, làm giảm khả năng bám dính của sơn.

chà nhám cửa gỗ

Bước 3: Sơn lót

Cửa gỗ cũ sẽ rất hút sơn. Do đó, bạn nên sơn lót 1 đến 2 lớp trước khi tiến hành sơn bóng để tiết kiệm tiền. Mặc dù tốn thêm chút thời gian, nhưng sơn lót sẽ giúp cho lớp sơn bên ngoài bám dính tốt hơn và càng thêm mịn màng.

Khi sơn lót, chú ý phải sơn đều lên khắp mặt gỗ. Đặc biệt là phải lưu ý thời gian sơn lót khô. Nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để có tác dụng tốt nhất. Nếu không thì hãy chờ 48 tiếng trước khi bắt tay vào sơn lớp tiếp theo cho chắc.

Sau khi sơn lót đã khô, bạn dùng giấy nhám đánh bóng bề mặt một chút và tiến hành bước cuối cùng.

>>> Xem thêm: Sơn lót là gì? Bảng giá sơn lót mới nhất

sơn lót cửa gỗ

Bước 4: Sơn bóng cửa gỗ cũ

Ở bước này, bạn nên chọn loại sơn thích hợp cho cửa gỗ như hướng dẫn của KINGSON  ở phần trên. Nếu dùng sơn PU thì bạn có thể xem thêm hướng dẫn pha sơn tại: Pha sơn PU gỗ.

Tiếp theo, nếu không có súng phun sơn cửa gỗ chuyên nghiệp, bạn cũng có thể dùng cọ lăn hoặc cọ sơn. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều thợ sơn, để có bề mặt cửa nhẵn bóng và sáng đẹp, đều màu thì bạn nên sử dụng các sản phẩm chổi quét chuyên dụng, không nên dùng con lăn. Lý tưởng nhất là các dòng cọ lông thỏ hoặc những loại cọ mịn, không rụng lông là tốt nhất.

Tiến hành sơn lớp thứ nhất. Sau khi khô, bạn dùng giấy nhám vải 240 vuốt lại bề mặt để tạo độ bám, rồi sơn lớp 2. Lớp sơn thứ hai giúp mang lại màu sơn đẹp hơn cho cửa. Đặc biệt nó còn có tác dụng che đi những khuyết điểm của sơn lót và lớp sơn thứ nhất.

Tiến hành tương tự với lớp thứ 3. Đến khi độ bóng đạt yêu cầu là được

sơn bóng cửa gỗ

 

Giá Sơn cửa gỗ cũ bao nhiêu tiền?

Nếu bạn không tự tin vào hoa tay của mình thì cũng có thể tìm sự trợ giúp từ các thợ sơn cửa gỗ chuyên nghiệp. Giá sơn cửa gỗ tùy thuộc vào loại sơn và số lớp sơn bạn mong muốn. Giá tham khảo cho sơn cửa gỗ:

Hạng mục Giá sơn cửa gỗ cũ
Sơn PU cửa gỗ cũ 300.000 VNĐ/m2
Đánh vecni cửa gỗ cũ 200.000 VNĐ/m2
Sơn dầu cho cửa gỗ cũ 300.000 VNĐ/m2

Và đó là toàn bộ những gì bạn cần để sơn cửa gỗ cũ trong nhà một cách dễ dàng và hoàn thiện nhất. Hãy nhớ chú ý các biện pháp an toàn trong quá trình thi công nhé.

Tin tức liên quan

Tìm hiểu Quy trình sơn tàu biển chuẩn cho mọi loại tàu

Top 7 dụng cụ ốp lát gạch chuyên dụng

Top 9 dụng cụ nghề thợ xây nhất định phải có