Blog

Sơn công nghiệp là gì? Bật mí 9 loại Sơn Công nghiệp đa năng

Ngoài những sản phẩm sơn quen thuộc với đời sống hàng ngày, chúng ta còn có một dòng sơn gọi là sơn công nghiệp. Loại sơn này dùng cho những bề mặt và công trình yêu cầu các tiêu chuẩn đặc biệt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ xem sơn công nghiệp là gì nhé.

Sơn công nghiệp dùng để làm gì?

Sơn công nghiệp tên tiếng Anh là Industrial Coating. Đây là loại sơn chuyên dụng để bảo vệ bề mặt của các công trình kiến trúc có yêu cầu đặc biệt như độ kháng lực, chống hóa chất ăn mòn, chịu nhiệt cao… mà các loại sơn thông thường không cách nào đáp ứng được.

Tuy gọi là sơn công nghiệp, nhưng sơn không chỉ dùng trong các nhà máy hay công xưởng chế tạo công nghiệp. Nó còn được ứng dụng rất rộng trong rất nhiều lĩnh vực như công nghệ hàng không, giao thông cầu đường… Một số loại cũng có thể được sử dụng trong dân dụng hàng ngày.

sơn công nghiệp là gì

Các loại sơn công nghiệp phổ biến và ứng dụng thực tế

Có cầu thì có cung. Hiện nay, có rất nhiều loại sơn công nghiệp được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu đa dạng và đặc thù của khách hàng. Cọ sơn Thanh Bình xin giới thiệu với bạn thông tin một vài loại sơn công nghiệp tiêu biểu dưới đây:

1/ Sơn chịu nhiệt

Sơn công nghiệp chịu nhiệt có khả năng chống lại nước, hóa chất, dầu, và đặc biệt là nhiệt độ cao. Do đó, nó có thể bảo vệ tối ưu cho các bộ phận máy móc và vật liệu phải làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao hoặc bị ăn mòn bởi nhiệt độ cao trong thời gian dài.

– Ứng dụng của sơn chịu nhiệt:

  • Đế bếp ga, mâm chia lửa, ống bô xe máy, ống xả ô tô
  • Thùng chứa, đường ống dẫn xăng đầu và dung môi hữu cơ
  • Nồi hơi, nồi cô đặc, thiết bị chưng luyện, phân tách
  • Động cơ máy phát điện, các máy móc phát sinh nhiệt độ cao khi sử dụng
  • Lò hơi, lò nung, lò sưởi, tủ sấy
  • Ống khói, ống dẫn khí nóng, ống xả hơi, khí thải công nghiệp…

Sơn chịu nhiệt được phân ra thành nhiều loại dựa theo khả năng chống nhiệt. Ví dụ như Sơn chịu nhiệt 100 độ C, Sơn chịu nhiệt 200 độ C, Sơn chịu nhiệt 1000 độ C… Loại sơn này cũng có khá nhiều màu. Nhưng phổ biến nhất là các màu cơ bản như đen, bạc, nhôm.

sơn công nghiệp chịu nhiệt

2/ Sơn chống cháy

Khá nhiều người nhầm lẫn giữa sơn chịu nhiệt và sơn chống cháy. Nhưng tác dụng và ứng dụng của 2 loại sơn này rất khác nhau.

Sơn chịu nhiệt có thể kháng được nhiệt độ cao lên đến 1000 độ trong thời gian dài, nhưng không cách nào ngăn lửa cháy. Trong khi đó, sơn chống cháy có thể ngăn được ngọn lửa lan ra. Khi bị tác động bởi nhiệt độ cao trong vụ cháy, sơn chống cháy sẽ phóng ra một loại khí trơ để làm chậm và ngăn sự lan truyền của lửa từ bề mặt. Các thành phần sơn sẽ phồng lên gấp 40-70 lần khi gặp lửa, tạo ra một lớp xốp tránh tiếp xúc trực tiếp với lửa.

Xem thêm: Tìm hiểu về sơn chống cháy – Top 6 sơn chống chấy chất lượng

– Ứng dụng của sơn chống cháy:

  • Sơn chống cháy cho kết cấu thép
  • Sơn chống cháy cho vách ngăn cháy
  • Sơn chống cháy cho tường ngăn cháy
  • Sơn chống cháy cho mái tôn
  • Sơn chống cháy cho sàn.

sơn công nghiệp chống cháy

3/ Sơn phản quang

Được dùng chủ yếu trong ngành giao thông vận tải như bến cảng, sân bay, kẻ đường giao thông… và ngành công nghiệp kho bãi, nhà máy. Nhờ có thành phần chất tạo màng phản quang, sơn phản quang có tác dụng phản xạ ánh sáng từ đèn. Từ đó, giúp người ta có thể nhìn thấy vật được phủ sơn từ khoảng cách xa, nhất là trong điều kiện thiếu sáng như ban đêm.

– Ứng dụng của sơn phản quang:

Sơn công nghiệp phản quang được sử dụng chủ yếu trong các công trình giao thông, nhưng nó vẫn được ứng dụng trong các công trình dân dụng quen thuộc:

Xem thêm: Những ứng dụng không phải ai cũng biết của sơn phản quang?

sơn phản quang

4/ Sơn tĩnh điện

Tên tiếng Anh là Electrostatic Power Coating. Tác dụng của sơn tĩnh điện là ngăn cản không khí và hơi ẩm tiếp xúc với bề mặt kim loại, hạn chế quá trình oxy hóa và ăn mòn điện hóa. Nguyên lý sơn tĩnh điện là kết hợp tĩnh điện dương trong bột sơn và súng phun sơn tĩnh điện với được tích điện âm của bề mặt kim loại, tạo ra chất lượng sơn đồng đều và gắn chặt với bề mặt vật liệu.

Hiện tại có hai dạng sơn tĩnh điện cơ bản là dạng khô (phủ sơn bằng sơn tĩnh điện bột) và dạng ướt dung môi (phun sơn bằng công nghệ sơn tĩnh điện ướt). Bột sơn tĩnh điện được ưu ái hơn, nhất là các doanh nghiệp cơ khí và nhà thầu. Bởi hiệu quả che phủ của nó tốt, an toàn với môi trường, lại còn tiết kiệm vì có thể thu lại và tái sử dụng nếu không dùng hết.

Loại sơn này chuyên dùng cho các bề mặt kim loại sắt thép và một số kim loại màu khác. Sơn có khả năng bám dính tốt, độ bóng cao, bền màu. Sơn bột tĩnh điện có thể phun trực tiếp trên bề mặt vật liệu mà không cần lớp lót.

– Ứng dụng của sơn tĩnh điện:

Sơn tĩnh điện chỉ được sử dụng phổ biến cho các vật liệu bằng kim loại. Đặc biệt là các thiết bị, máy móc từ công nghiệp cho đến gia dụng như:

  • Sơn cổng sắt, cửa xếp, khung cửa sổ, hàng rào kim loại
  • Các khung ghế xếp, khung võng, chân bàn kim loại
  • Ô tô, xe tải và phụ tùng xe máy
  • Các dây chuyền sản xuất, quạt công nghiệp
  • Ghế xoay văn phòng, tủ sắt, vách ngăn văn phòng…

sơn tĩnh điện

5/ Sơn chống rỉ

Sơn chống rỉ hay Oxide Primer, có tác dụng như một lớp bảo vệ bề mặt kim loại không bị oxi hóa dẫn đến rỉ sét bởi môi trường xung quanh, đồng thời cũng tăng cường độ bám dính cho lớp sơn phủ màu bên ngoài.

Hiện tại, trên thị trường có 2 loại sơn chống rỉ là sơn chống rỉ 1 thành phần (sơn chống rỉ gốc Alkyd) và sơn chống rỉ 2 thành phần (sơn chống rỉ Epoxy).

> Xem thêm: Những tai hại khi không có sơn chống rỉ

– Ứng dụng của sơn chống rỉ:

Ứng dụng của loại sơn này rất rộng, dùng cho cả công nghiệp và dân dụng:

  • Các chi tiết cơ khí bằng kim loại
  • Gầm xe, sườn xe, vỏ xe
  • Cửa, hàng rào, ban công, tay vịn cầu thang
  • Các vật dụng, trang trí nội thất

sơn lót chống rỉ cho sắt thép

6/ Sơn kết cấu thép

Là tên gọi chung của các loại sơn dùng để bảo vệ kết cấu thép trong các môi trường đặc biệt. Ví dụ như môi trường khí hậu khắc nghiệt, bị hóa chất ăn mòn, vùng nước ngập mặn hoặc đất ô nhiễm… Từ đó, tăng cường tuổi thọ của toàn bộ công trình, khả năng chịu tải của kết cấu và tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Hiện nay, có 3 loại sơn kết cấu thép phổ biến:

  • Sơn kết cấu thép gốc Alkyd: Sử dụng trong điều kiện môi trường bình thường.
  • Sơn kết cấu thép gốc Epoxy: Sử dụng trong điều kiện môi trường ăn mòn.
  • Sơn kết cấu thép gốc Polyurethane (PU): Sử dụng trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.

– Ứng dụng của Sơn kết cấu thép:

  • Sơn kết cấu thép gốc Alkyd: Boong tàu, khung tàu, tường rào, ban công, kết cấu kim loại ở các tòa nhà văn phòng, nhà máy xí nghiệp…
  • Sơn kết cấu thép gốc Epoxy: Đáy tàu, thân tàu, các bể chứa hóa chất, bể chứa dầu, ống dẫn dầu, các khoang tàu chở dầu…
  • Sơn kết cấu thép gốc Polythane (PU): Các loại máy móc và kết cấu sắt thép của các công trình.

sơn kết cấu thép công nghiệp

7/ Sơn Epoxy sàn nhà

Sơn công nghiệp Epoxy là loại sơn có 2 thành phần chính là thành phần sơn và thành phần chất đóng rắn, giúp liên kết các phân tử với nhau. Từ đó tạo nên một hợp chất hữu cơ có tính kết dính và khả năng chống chịu tác động từ môi trường rất tốt. Sơn Epoxy sàn nhà xưởng chủ yếu dùng cho để phủ sàn nhà với 2 loại chất liệu là bề mặt kim loại và bê tông.

Xem thêm: 5 công dụng tuyệt vời của sơn Epoxy

– Ứng dụng của sơn sàn công nghiệp Epoxy:

Sơn epoxy sàn nhà xưởng rất đa dạng với nhiều tính năng khác nhau:

  • Sơn Epoxy kháng hóa chất: Các khu vực thường xuyên tiếp xúc với môi trường hóa chất ăn mòn cao như phòng thí nghiệm, bệnh viện, xưởng chế tạo hóa chất…
  • Sơn Epoxy chống trơn trượt: Sơn nền công nghiệp xưởng tàu, bãi đậu xe, gara, tầng hầm, trung tâm mua sắm…
  • Sơn Epoxy chống tĩnh điện: Vừa dẫn điện vừa chống tích điện ở các xưởng chuyên sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, máy móc…
  • Sơn Epoxy chống thấm: Các hồ nước sinh hoạt, hồ cá, hồ bơi, bể chứa nước…

sơn epoxy sàn nhà

8/ Sơn mạ kẽm

Sơn mạ kẽm là sản phẩm được sử dụng để sơn lên những sản phẩm có bề mặt kẽm, bề mặt mà không phải loại sơn nào cũng có thể sơn lên được. Tác dụng của nó là giúp vật liệu tránh được các tác hại của quá trình oxy hóa và những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Từ đó giúp tăng tuổi thọ và chất lượng của công trình.

Sơn sắt thép mạ kẽm được chia làm 2 loại: Sơn mạ kẽm 1 thành phần và sơn mạ kẽm epoxy 2 thành phần.

– Ứng dụng của sơn mạ kẽm:

  • Hệ thống dẫn nước, đường ống dẫn khí gas
  • Hệ thống thông gió
  • Các công trình giao thông công cộng, hệ thống đèn giao thông, biển báo
  • Tạo mỹ quan sang trọng cho hàng rào, cửa số, lan can, cầu thang, đồ nội thất, ngoại thất
  • Thân vỏ, phụ tùng, thiết bị ô tô, xe máy…

sơn mạ kẽm

9/ Sơn gỗ công nghiệp

Là các sản phẩm sơn chuyên dụng bảo vệ và trang trí cho vật liệu gỗ công nghiệp. Gỗ công nghiệp là loại gỗ nhân tạo sử dụng keo hoặc hóa chất, kết hợp với gỗ vụn để sản xuất ra các tấm gỗ phẳng và mịn.

Các loại Sơn gỗ công nghiệp được ưa chuộng:

  • Sơn PU
  • Sơn Dầu
  • Sơn NC
  • Varnish (Vec-ni)
  • Sơn Vinyl

Xem thêm: Sơn Pu – lớp bảo vệ mịn màng cho gỗ

– Ứng dụng của Sơn gỗ công nghiệp:

Tác dụng chính là tăng tính bóng mịn thẩm mỹ cho sản phẩm gỗ, đồng thời bảo đảm chịu được va quẹt và độ bền màu cao.

Sơn PU 1K

Và đó là thông tin về các loại sơn công nghiệp phổ biến và ứng dụng của nó. Bạn hãy xem thêm nhiều kiến thức tại blog của KINGSON PAINT nhé.

Tin tức liên quan

Tìm hiểu Quy trình sơn tàu biển chuẩn cho mọi loại tàu

Top 7 dụng cụ ốp lát gạch chuyên dụng

Top 9 dụng cụ nghề thợ xây nhất định phải có